Vụ tuyển mộ Andrei Arshavin đầu năm 2009 của Arsenal được ví như một bộ phim hành động với nhiều tình tiết giật gân mới được tiết lộ gần đây.
Không phải câu chuyện nào về chuyển nhượng cũng bắt đầu bằng một giai thoại, với bối cảnh là căn hộ của Madonna và Guy Ritchie. Nhưng thương vụ đưa Arshavin về Arsenal, theo The Athletic (Anh), vượt trên mọi chuẩn mực của bất kỳ câu chuyện chuyển nhượng thông thường nào.
Dennis Lachter là người đại diện của Arshavin khi tuyển thủ Nga chuyển từ Zenit Saint Petersburg sang Arsenal tháng 2/2009
Đây là thành quả mỹ mãn từ nỗ lực gần hai năm, và ở đâu đó trong khoảng thời gian ấy, Lachter tự nhìn thấy bản thân đang than thở về chính những chi tiết xảy ra tại dinh thư của đôi tình nhân danh tiếng tọa lạc tại Kensington, London.
“Tôi đã ở nhà Guy Ritchie với một người bạn – anh ấy và Madonna đã ly thân, nhưng cả hai đều hiện diện ở đó. Madonna nghe tôi nói tiếng Do Thái và chúng tôi thảo luận về chủ nghĩa thần bí ở đất nước này – Kabbalah. Đột nhiên Mike Tyson gọi cho tôi bằng video call”, tay đại diện kể. “Tôi biết Mike khá lâu rồi, vì vậy tôi bắt đầu trò chuyện với anh ấy.
‘Chào Mike, anh thế nào? Tôi đang ở căn hộ của Guy Ritchie’… Nhạc bật hết âm lượng to hết cỡ, nên tôi gần như đã phải hét lên trong điện thoại. Sau đó, Guy Ritchie đến – anh ấy và Mike quen biết nhau, vì vậy họ cũng nhanh chóng bắt chuyện với nhau”.Video Player is loading.DừngHiện tại 0:42/Thời lượng 3:06Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hìnhArshavin ghi bốn bàn vào lưới Liverpool năm 2009.
Buổi tối trôi qua, Lachter khiến các vị khách của ông trở nên trầm trồ
Ngạc nhiên bằng những chi tiết về vụ chuyển nhượng Arshavin- một câu chuyện bao gồm những cuộc điện thoại đáng nghi ngại từ những người lạ đầy quyền lực, đến cuộc trò chuyện với cơ quan mật vụ Nga và những cuộc đàm phán gay cấn. Câu chuyện của Lachter đầy ắp những khúc quanh kịch tính cứ nối đuôi nhau dẫn dắt người nghe đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, lột tả gãy gọn từng thước phim kịch tính ngỡ rằng hiếm thấy ngoài đời thực.
Cá lớn
Lachter có chút tò mò xen lẫn bối rối, vì Arshavin không phải là khách hàng của ông. Sau đó, nhiều cuộc trò chuyện điện thoại hơn cứ đến. Ông nhận ra rằng họ thực hiện nó thay mặt cho một nhân vật cấp cao ở Nga. Có mối quan tâm gần gũi với Zenit Saint Peterburg – CLB Arshavin đang khoác áo lúc đó. Có một lần, ông nhận được cuộc gọi khi đang ở Moscow. Và người ở đầu dây bên kia dường như đã biết về nơi ở của ông.
“Điều đó rất kỳ lạ”, Lachter hồi tưởng lại. “Tôi nhận ra người đàn ông đó đang cố gắng liên lạc với tôi. Anh ta là một ‘con cá lớn’. Tôi phải nói thật: Tôi không thích những cuộc điện thoại kiểu như thế này. Tôi biết tâm lý của người Nga. Tôi được sinh ra ở đó. Tôi rời Nga sang Mỹ từ năm 1992, nhưng tôi biết những gì diễn ra ở đó như thế nào. Nó rất khả nghi”.
Vài tháng sau, Lachter lại đến Moscow, lần này, để dự sinh nhật một người bạn. “Một anh chàng lạ mặt đi qua và anh ta nói, ‘Anh có thể nói chuyện chút không?’. Tôi hỏi lại: ‘Anh là ai?’, và anh ta đáp ‘Ông chủ tôi ở đây, và ông ấy muốn nói chuyện với anh’. Tôi đến, và được gặp con cá lớn. Ông ta mở đầu: ‘Tôi hiểu tình hình là rất khó để tiếp cận anh’. Tôi trả lời: ‘Chúng ta hãy vào việc làm ăn luôn nhé'”.
Cụ thể thì thương vụ này liên quan đến Andrey Arshavin
“Cá lớn” hỏi liệu có thể tìm được đối tượng mua phù hợp cho tiền vệ kiến thiết bé nhỏ này không. Lachter coi đó là đề xuất kỳ quặc, nhất là khi nó đến từ bên thứ ba. “Tôi được biết Arshavin đã chán ngấy. Rằng anh ấy đã đạt được mọi thứ ở Nga. Và người đàn ông này coi đó là điều đáng tiếc. Tỏ ra vô cùng đau đớn khi chứng kiến”, Lacter lý giải. “Ông ta có thể nhìn thấy Arshavin không muốn thi đấu cho Zenit nữa. Và anh ấy có đủ khả năng cũng như tài năng để thử vận may ở nước ngoài”.
Vấn đề trước mắt đối với Lachter là Arshavin đã có một người đại diện. “Và người đại diện của anh ta không phải là một tay mơ mới chập chững vào nghề”. Lời khuyên của “Cá lớn” là Lachter nên xác định một số CLB quan tâm. Sau đó trình bày cụ thể với đại diện của Arshavin. Ông cũng đã làm theo như thế, gặp gỡ siêu cò người Anh Jonathan Barnett. Và một số người khác, để tìm ra mối quan tâm tiềm năng. Tuy nhiên, khi Lachter ngồi lại với đại diện của Arshavin. Anh ta thẳng thừng rằng cầu thủ này không muốn rời khỏi Nga. Lachter có phần ngạc nhiên, nhưng cũng chấp nhận, xem đó là quy luật của cuộc chơi. Ông không nghĩ ngợi gì thêm nữa.
Tua đi vài tháng, và Lachter lại ở Ghana
Một tiếng chuông điện thoại bí ẩn khác lại xuất hiện, lại là một giọng Nga xa lạ khác. “Anh chàng lạ hoắc này nói: ‘Này, ông có tin gì mới cho Arshavin chưa?’. Anh ta giải thích rằng Arshavin đã hỏi người đại diện nhiều lần. Để tìm một số lựa chọn ở nước ngoài. Nhưng được trả lời là không hề có bất kỳ sự quan tâm nào”.
Lachter gần như bốc hỏa. “Tôi nói: ‘Nghe đây, cái quái gì đang xảy ra vậy? Tôi đã đưa ra một số đề nghị với người đại diện của Arshavin, hắn ta nói với tôi rằng thân chủ không muốn đi đâu cả! Đã có quá nhiều Arshavin trong cuộc sống của tôi, trong nhiều tháng nay!”. Sau đó, Lachter nói với người gọi bí ẩn rằng nếu muốn tham khảo ý kiến, Arshavin nên gọi điện thẳng cho ông.
Và chỉ nửa giờ sau, quả thực cuộc gọi đã đến. “Arshavin mở đầu: ‘Tôi biết ông là ai, và tôi sẽ nói ngắn gọn. Tôi muốn chơi bóng ở nước ngoài… Chúng ta có thể làm gì đó không?”.
Lachter giải thích rằng ông sẵn sàng làm việc với Arshavin, nhưng chỉ với điều kiện anh phải làm rõ mối quan hệ với người đại diện hiện tại. Cuối cùng, Lachter được cấp phép độc quyền đàm phán việc chuyển nhượng Arshavin sang Tây Âu.
Nó không hề dễ dàng. Có những “Cá lớn” khác có khả năng muốn can thiệp vào tương lai của Arshavin. Zenit là CLB thời niên thiếu của Tổng thống Nga Putin, và Arshavin là cầu thủ yêu thích của ông. Hơn nữa, Zenit thuộc sở hữu Gazprom – tập đoàn khí đốt đạt doanh thu lớn nhất Nga và do chính phủ nắm quyền kiểm soát vào đầu những năm 2000. Một giám đốc điều hành của Gazprom từng liên hệ với Lachter để thảo luận về việc công ty muốn giữ Arshavin ở lại Nga.
Arshavin cuối cùng rời Zenit vào kỳ chuyển nhượng đầu năm 2009.
Bản thân Lachter cũng bị giám sát gắt gao khi các cuộc đàm phán tiếp diễn.
“Một lần có một sĩ quan đến căn hộ của tôi ở Moscow và yêu cầu: ‘Ông được mời đến gặp FSB (Cơ quan An ninh Liên bang Nga – hậu duệ của Cơ quan tình báo Liên Xô cũ KGB)’. Tôi nghĩ đó là trò đùa bâng quơ của một người bạn. Sau đó, anh ta trình ra giấy tờ tùy thân hợp pháp, và họ đưa tôi đến Lubyanka, văn phòng cũ của KGB. Tôi đã ngồi đợi ở đó hai tiếng, không một ai có mặt. Chỉ có một chiếc camera di chuyển mỗi khi tôi nhích đầu sang trái hoặc sang phải”.
“Sau hai giờ, một anh chàng bước vào. Anh ta nói: ‘Dennis, chúng tôi biết ông đã sống ở nước ngoài một thời gian dài, nhưng chúng tôi sẽ ngắn gọn thôi: Chúng tôi muốn giữ Arshavin ở lại Nga’. Wow, sao chuyện này cứ như trong phim Rambo 4 thế này! Lúc đó tôi còn tự hỏi ‘Đây là nước Nga năm 2008, hay đây là Liên Xô của những năm 1980?'”.
“Khi tôi đến đó, họ lấy thắt lưng, dây buộc giày, điện thoại, mọi thứ của tôi. Trong sáu giờ đồng hồ, không ai biết tôi ở đâu, kể cả người vợ đang mang thai của tôi.
Con cáo tinh ranh
Vào tháng 3/2008, Lachter sang Pháp để theo dõi Arshavin cùng Zenit đá trận lượt đi vòng 1/8 Cup UEFA với Marseille. Nguồn tin thân cận cho ông biết có một vị khách đặc biệt sẽ dự khán trận đấu – Arsene Wenger. HLV của Arsenal tới để xem giò Samir Nasri, một thần đồng của Marseille khi đó mới 20 tuổi và được Wenger chiêu mộ ngay mùa hè cùng năm.
Zenit bị dẫn 0-3 chỉ sau 55 phút. Nhưng khi được giới thiệu với Wenger, Lachter đã chộp ngay lấy cơ hội. “Tôi hỏi ông ấy: ‘Ông có thích cậu mặc áo số 10 không, Arshavin ấy?’. “Wenger đáp: “Đó là cầu thủ hay nhất trên sân’. Tôi đùa lại: “Làm sao anh ta có thể hay nhất trên sân, khi họ đang thua 0-3 kìa?’. Wenger đáp lại: ‘Tôi biết tôi đang nói gì mà’. Vì thế, tôi chốt lại rằng liệu cầu thủ này có thể được ông ấy quan tâm hay không”.
Trong hiệp hai, Lachter phát hiện Wenger ngồi một mình, nên hỏi liệu có thể ngồi cạnh HLV người Pháp hay không. Và cả hai người đàn ông đều chăm chú theo sát những diễn biến chính trận đấu. “Cuối hiệp hai, Arshavin đi bóng từ khoảng 45 mét bên trái, lừa ngoạn mục và ghi một bàn thắng để đời”, Lachter nhớ lại. “Tôi vẫn còn nhớ rõ phản ứng của Wenger. Mặt ông tràn đầy hạnh phúc. Tôi hiểu rằng ông ấy có thiện cảm đặc biệt với Arshavin”.
Đó là lúc Arshavin tin rằng anh có thỏa thuận với Zenit để được phép ra đi.
Dù bị treo giò trong hai trận đầu tiên vòng bảng của Nga, Arshavin vẫn tỏa sáng ở giải đấu với tư cách là đội trưởng của họ, chói sáng trong chiến thắng vang dội 3-1 trước Hà Lan ở tứ kết. Lachter thuật lại: “Tôi vẫn nhớ các tiêu đề các tờ báo vào ngày hôm sau. Cậu nhóc này trông giống Babushka, nhưng cậu ta chơi bóng như Maradona”.
Hòng đẩy nhanh vụ chuyển nhượng, Lachter gọi điện cho Wenger. “Ngay lập tức ông ấy nói ‘Đừng nói thêm gì nữa, cậu nhóc này không phải dành cho chúng tôi. Sau một màn trình diễn như thế, rất nhiều CLB lớn sẽ theo đuổi Arshavin. Chúng tôi phải lo liệu cho SVĐ mới Emirates … vân vân. Tôi thật lòng xin lỗi, nhưng đúng là chúng tôi không thể làm gì cả”.
Lachter đã phải cam đoan với Arshavin rằng Wenger cảm thấy Arsenal sẽ phải trả giá nếu không có bất kỳ hành động nào. Lúc đó, Wenger đang ở Vienna, chỉ cách khách sạn của tuyển Nga hơn 1,6 km.
Mọi suy nghĩ lạc quan về khả năng đưa Arshavin đến Camp Nou sụp đổ ngay lập tức
Cuộc gọi chỉ đơn giản là phép lịch sự, thông báo rằng một cuộc ngã giá đã bị từ chối.
Đối với Lachter, đây là lần đầu tiên ông cảm nhận được sự quan tâm của họ. “Tôi có hỏi tại sao Barca không gọi cho tôi trước đây. Các anh sẽ không hiểu tâm lý làm việc ở đây”.
Đại diện Barca giải thích họ đã gửi Zenit một đề nghị bằng văn bản với giá 25 triệu euro. Câu trả lời từ phía Nga rất thẳng thừng: “Được thôi, chúng tôi muốn Messi với giá 30 triệu euro”. “Tôi trả lời đại diện Barca ngay lập tức: ‘Chúc mừng. Đó là lý do các anh cần tôi đấy'”, Lachter cười. Rõ ràng việc chuyển đến Barca không phải là khởi đầu tốt.
Lachter liền an ủi thân chủ hãy còn chán nản: “Thôi nào, hãy tập trung vào giải đấu. Tôi sẽ làm việc của mình.”
Nhiệm vụ bất khả thi
Đội tiếp theo thử vận may, vào cuối hè 2008, là kình địch cùng thành phố của Arsenal – Tottenham.
Ngày hôm sau, Barnett và Lachter bay đến Saint Petersburg để gặp Chủ tịch Zenit Alexander Dyukov. Tuy nhiên, đàm phán đi vào ngõ cụt, và Barnett nghi ngờ rằng CLB Nga không có ý định bán Arshavin. Sự hậu thuẫn của Gazprom giúp Zenit không chịu bất kỳ áp lực tài chính nào. “Đó là một sự phá hoại. Họ không muốn bán cậu ấy nên mỗi lần như vậy, họ đều cố gắng tăng giá. Chúng tôi thống nhất đây là Nhiệm vụ Bất khả thi”.
“Rồi đến một tình huống nực cười khác”, ông tiếp tục
Chiến thắng tại Cup UEFA giúp Zenit dự trận tranh Siêu Cup châu Âu với Man Utd – nhà vô địch Champions League – vào cuối tháng Tám tại Monaco. Theo thỏa thuận, sau trận đấu, đại diện Tottenham và Zenit sẽ gặp nhau tại khách sạn để thảo luận về một thỏa thuận tiềm năng. Lachter kể: “Lúc đó, chỉ còn ba hoặc bốn ngày trước khi thị trường đóng cửa. Chúng tôi đã ngồi với Arshavin, và đại diện của Tottenham, nhưng các quan chức Zenit lại không đến”.
Lachter ngồi với Arshavin trong sảnh của khách sạn Hotel de Paris ở Monte Carlo, dường như hy vọng của anh về một vụ chuyển nhượng trong hè 2008 đã cạn kiệt. “Tôi nói ‘Nghe này nhóc, nếu cậu thực sự muốn ra đi, và thật sự muốn nắm lấy cơ hội, chúng ta nên thay đổi chiến thuật của mình. Chúng ta đã quá tử tế”.
Trong những ngày sau đó, Lachter liên tục cập nhật tình hình cho truyền thông Nga
“Tôi cố gắng đưa tất cả chuyện nực cười này lên các tờ báo thể thao Nga, nhưng chẳng đi đến đâu cả. Sau đó, tôi gọi nhiều lần tới Sky Sports, Telegraph, Daily Mail ở Anh và nhiều nơi khác nữa. Rất nhiều câu chuyện đã được đăng tải về việc Zenit giữ Arshavin trái với nguyện vọng của cậu ta, mà mọi người đều biết báo chí Anh thế nào rồi đấy”.
“Mức giá đã khiến mọi người kinh hãi,” Arshavin được dẫn lời trên Telegraph. “Chỉ Tottenham mới dám tiếp tục đàm phán. Tất cả vẫn đứng yên, không có gì tiến triển cả. Mong muốn ra đi của tôi vẫn mãnh liệt, nhưng không thể làm gì hơn, ngoài hy vọng vào một phép màu. Tôi hiểu nếu bây giờ tôi không tiếp tục, có lẽ tôi sẽ không bao giờ làm được. Tôi chỉ hy vọng một buổi sáng đẹp trời, các ông chủ Gazprom sẽ thức dậy với tâm trạng vui vẻ và nói ‘Arshavin đã khẩn cầu và than vãn đủ rồi đấy, hãy để anh ta ra đi'”.
Một số nguồn tin còn cho rằng Arshavin đã cân nhắc đình công.
Trước công chúng, Zenit đã trả lời thông qua HLV Dick Advocaat của họ: “Tôi chắc Tottenham sẽ trở lại để đưa ra một lời đề nghị khác phù hợp hơn cho vụ chuyển nhượng của Arshavin. Không có thời gian cụ thể hoặc hạn chót cho việc này. Zenit đang cố gắng làm mọi việc theo cách đúng đắn”.
Về mặt riêng tư, Lachter và Arshavin ít lạc quan hơn. Quyết định đưa những câu chuyện hậu trường ra ánh sáng của Lachter khiến ông có rất ít bạn bè ở Nga. “Zenit rất tức giận. Họ gọi cho tôi hai giờ một lần. ‘Chuyện quái gì đang xảy ra vậy? Ông thần kinh à? Ông nghĩ rằng ông có thể làm điều này với chúng tôi ư?’. Họ bắt đầu gây áp lực lên tôi, nhưng họ quên mất tôi là một kẻ vô cùng cứng rắn. Và tôi nói với họ: ‘Nghe này, các anh đừng bao giờ làm trò đấy nữa, vì tôi đã thề trước mặt đám trẻ nhà tôi rằng tôi sẽ làm mọi thứ để đưa Arshavin sang châu Âu'”.
Chuyện kể về hai Lachter
“Tôi đang ở Hawaii, và đang ngồi tại sảnh khách sạn Four Seasons. Rảnh rỗi nên chọn một số tạp chí về xe hơi để giải trí,” Lachter nhớ lại. “Và trên tạp chí này, có một bài viết về một số loại xe hơi đặc biệt. Tôi chợt nhận ra đại lý ở Anh bán dòng xe này do một người có cùng họ với tôi điều hành. ‘Lachter’”.
Lachter rất ngạc nhiên. “Họ của tôi vào diện hiếm”, ông giải thích. Gia đình ông là người Do Thái – Ukraine, và trước đây ông tin rằng ông nội, Aaron, là người sống sót duy nhất sau một thế hệ nhà Lachter bị xóa sổ tại các trại tập trung trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông lại cất cuốn tạp chí vào cặp, và không nghĩ về nó nhiều.
Sau cuộc gặp tay ba với Barnett và Dyukov ở Saint Petersburg
Lachter trở lại London để dự một số công việc kinh doanh khác. Ngày hôm sau, ông nhận cuộc gọi từ Barnett, hối đến văn phòng. “Tôi nói, ‘Nghe này, tôi đã có những kế hoạch của riêng mình, tôi không muốn thay đổi chúng, vì vậy hãy thật, thật thú vị nhé'”.
Và nó diễn ra đúng như thế. “Jonathan mở lời: ‘Ông có họ hàng ở Anh không?’. Tôi đáp: ‘Không’. Ông ấy tiếp: ‘Thế á? Nhưng có một gia đình Lachter đang tìm ông đấy'”.
“Tôi đang ở đó, đọc một bài báo về ‘Andrey Arshavin… tiền vệ kiến thiết của Nga… Tottenham muốn mua anh ấy…’
Đột nhiên tôi thấy một câu nói từ người đại diện người Nga của anh ta, Dennis Lachter. Cuối cùng, mối liên hệ với Barnett đã dẫn anh em họ đến với đúng người mong muốn.
Trong văn phòng của Barnett, Dennis chết lặng. “Jonathan đã gọi cho ai đó và ông ấy đưa điện thoại cho tôi. Đó là Daniel Lachter. Khi anh ấy nói rõ họ tên, tôi hỏi: ‘Anh có phải là người buôn xe không?’. ‘Vâng, sao anh biết?’. Tôi nói: ‘Đúng là một trò đùa! Hai tuần trước, tôi lấy cuốn tạp chí chết tiệt này với một số mẫu Cadillac, một số dòng của Anh và cái tên Lachter! Và tôi vẫn còn giữ tạp chí này trong hành lý ở khách sạn'”.
“Chúng tôi đã nói chuyện suốt năm tiếng đồng hồ,”
Dennis Lachter nhớ lại. “Tôi vừa cười vừa khóc, cùng với đó là tất cả sắc thái mà con người vốn có. Tại đây, chúng tôi không hiểu 100% ai là ai, hoặc thuộc về đâu. Nhưng chúng tôi hiểu ông của tôi, Aaron Lachter, và ông của hai anh chàng người Anh này – Joe và Daniel Lachter – bằng cách nào đó là họ hàng của nhau”.
Dù Lachter phải về nhà ở Tel Aviv, Israel để công tác, anh trai Tony của ông có thể gặp anh em nhà Lachter bên Anh. Lachter kể: “Họ đã ăn trưa cùng nhau, chia sẻ rất nhiều bức ảnh. Khi Tony bắt đầu đưa ra những tấm ảnh về ông bà của chúng tôi, anh ấy cảm thấy vô cùng xúc động vì cha mẹ của Joe và Daniel đều khóc. Họ nói: ‘Chúng tôi không biết ông của anh là ai. Gương mặt của ông không gợi nét gì quen thuộc cả. Nhưng nghe này, chúng ta đến từ cùng một nơi. Bằng cách nào đó chúng ta là người thân của nhau’. Quả thật rất tình cảm”.
Bên cạnh việc cùng họ, điểm chung của Joe và Dennis Lachter là niềm đam mê bóng đá.
“Sau đó, khi chúng tôi bắt đầu giao dịch với Zenit, họ biết chúng tôi là ai,” Phil Smith nói. “Trên thực tế, họ đã biết mọi thứ về chúng tôi. Nó thật không thể tin được.”
Lachter đã có thỏa thuận với Arshavin, nhưng hai người đàn ông cùng họ Smith có kinh nghiệm và đứng giữa các CLB Anh để biến vụ chuyển nhượng đến Ngoại hạng Anh thành hiện thực. Một thỏa thuận có thể đã chết yểu, nếu không có ảnh hưởng và sự kết nối giữa những người này.
Dennis Lachter khẳng định: “Họ nói với tôi rằng họ biết tôi có mối quan hệ tốt tại thị trường Đông Âu. Khi đó, Nemanja Vidic, đến Man Utd từ Spartak Moscow, là trung vệ hay nhất Ngoại hạng Anh. Branislav Ivanovic đến Chelsea từ Lokomotiv Moscow, và Martin Skrtel là một ngôi sao ở Liverpool sau khi đến từ Zenit, vì vậy, họ thật sự quan tâm”.
Tất nhiên, Dennis Lachter cũng vẫn có quyền đàm phán chuyển nhượng cho Arshavin. Với mối quan hệ của Phil và Jon Smith tại Arsenal, hy vọng chuyển đến Ngoại hạng Anh của tiền đạo người Nga được nhen nhóm trở lại.
David và Goliath
Vào mùa thu năm 2008, Dennis Lachter, Joe Lachter và Phil Smith đã sắp xếp một cuộc gặp với Wenger tại sân tập London Colney của Arsenal. Joe thừa nhận: “Arsene là một trong những người thông minh nhất mà tôi từng gặp. Chúng tôi bắt đầu thảo luận về bóng đá, rồi đến chính trị, cuộc sống, thế giới đang thay đổi như thế nào, mọi thứ – trong 45 phút. Bốn mươi lăm phút! Và sau 45 phút, ông ấy rướn người về phía trước, ngồi trên thành ghế, đan hai tay vào nhau và bắt đầu: ‘Bây giờ hãy kể cho tôi nghe về Arshavin'”.
“Dennis kể với Wenger rằng Arshavin tuyệt vời như thế nào, và Arsene đáp: ‘Anh ấy có thể rất giỏi, nhưng nếu chơi ở vị trí đó, tôi đã có Cesc Fabregas’. Dennis phản bác: ‘Fabregas không phải là Arshavin’. Arsene chỉ ôn tồn: ‘Ồ! Tôi là một HLV trong nhiều năm… nhưng rõ ràng là tôi không biết gì về bóng đá cả!'”.
Bất chấp vẻ bông đùa tếu táo của Wenger, vẫn có sự quan tâm nghiêm túc ở đó. Arsenal đã mất Aleksandr Hleb vào tháng 7/2008, khi Barca xác định anh là phương án thay thế Arshavin. Dù Nasri mới chuyển đến từ Marseille, những chấn thương dài hạn của Tomas Rosicky rồi sau đó là Fabregas sẽ khiến “Pháo Thủ” thiếu đi sự sáng tạo.
Thách thức đặt ra là làm sao để Wenger và Arshavin gặp mặt trực tiếp.
Dennis Lachter giải thích: “Tôi nói chuyện nhiều lần với Arsene, và bật mí rằng Arshavin sẽ tới London vào tháng 12 trong hai ngày để chụp ảnh với Nike. Arsene nói: ‘Tuyệt vời, nhưng cậu ta còn hợp đồng với Zenit. Chúng tôi không thể gặp. Vì vậy, Arshavin đã gọi điện cho Maxim Mitrofanov – CEO của Zenit và yêu cầu ông ta cho phép bằng văn bản để gặp Wenger và thương lượng về một động thái mang tính khả thi. Tôi nhận tất cả tài liệu của Zenit, và gửi nó cho Wenger, cuộc gặp được ấn định”.
Joe Lachter kể: “Tôi đã đón Arshavin sau buổi chụp hình của Nike. Chở thẳng anh ấy đến Emirates. Vấn đề là phải đưa anh ta vào xe của Phil Smith, vì tôi có biển số riêng, và nó có thể nhận biết được! Điểm mấu chốt là: chúng tôi đón Arshavin, đặt anh ấy nằm ở hàng ghế sau. Tôi tặng anh ta một trong những chiếc mũ bóng chày của tôi. Cách điểm hẹn một dặm, tôi tấp vào công viên Drayton, gần sân vận động, và tìm được một nơi không có ai xung quanh. Phil đậu xe ngay trước mũi xe tôi. Tôi đưa Andrey ra khỏi xe, đội mũ bóng chày, ném anh ta vào sau xe của Phil rồi lái đến Emirates!”.
Nhưng họ vẫn bị phát hiện!
Phil Smith kể: “Có một anh chàng đứng trên phố, rõ ràng là người hâm mộ, thốt lên: ‘Chết tiệt, đó có phải là người mà tôi nghĩ đến không ?’. Và chúng tôi phải bảo anh ấy rằng đó chỉ là nhầm lẫn thôi!”.
Dennis Lachter ấn tượng với Arshavin về ý thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, và anh được thử thách khi gặp Wenger và Ken Friar – vị giám đốc lâu năm của Arsenal. Và may mắn thay, đó không phải là một cuộc trò chuyện dài.
Trong cuộc gặp, Wenger nói: “Tôi có hai câu hỏi. Thứ nhất, cậu có muốn chơi cho Arsenal không?”. Arshavin nhiệt tình khẳng định. “Thứ hai”, Wenger hất hàm về phía Dennis, “Vị này có phải người đại diện của cậu không?”. Một lần nữa, Arshavin gật đầu. “Tuyệt vời”, Wenger nói. “Cậu có muốn đi thăm sân không?”.
“Họ đã đi cùng nhau. Và Arsene hỏi: ‘Thế cậu muốn chơi ở đâu?’. Arshavin đáp: ‘Tôi rất thích chơi số 10’. Nhưng đó là câu trả lời sai: một cầu thủ giỏi có thể chơi ở bất cứ đâu”.
Khi đó, Friar đang xử lý các cuộc đàm phán chuyển nhượng của Arsenal. David Dein đã rời CLB hơn một năm trước, còn CEO mới Ivan Gazidis chỉ đảm nhận vai trò từ 1/1/2009.
Dennis Lachter kể: “Chúng tôi vô cùng thiện chí sau cuộc họp”.
Các mảnh ghép đã được ráp nối. Bây giờ, tất cả những gì Arsenal cần làm là tìm một thỏa thuận với Zenit, Gazprom, chủ tịch CLB này Dyukov…
Điều đó, tất nhiên, nói thì dễ hơn làm.
Hạn chót
Thời hạn chuyển nhượng tháng 1/2009 tới gần, nhưng Arsenal vẫn không đạt thỏa thuận với Zenit, và cũng không có thỏa thuận về các điều khoản của cầu thủ.
Năm 2009 đó, ngày 31/1 rơi vào thứ Bảy, nên hạn chót để thực hiện các vụ chuyển nhượng là 17h thứ Hai, ngày 2/2.
Vài ngày trước khi chốt sổ, Arshavin vẫn tập trung cùng Zenit trong đợt tập huấn tại Dubai, tránh mùa đông nước Nga.
Dự báo sẽ có tuyết rơi dày ở London trong những ngày tới, và trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, Jon Smith của First Artist đề xuất cho Arshavin bay trước hạn chót. Joe Lachter thừa nhận: “Chúng tôi biết rằng nếu Arshavin trở lại Nga, chúng tôi sẽ mất anh ấy mãi mãi”.
Dennis Lachter thì kể: “Tôi gọi cho Wenger để nói về việc chúng tôi có khả năng đến Anh. Ông ấy nói: ‘Không, không, không! Friar có bàn với hội đồng quản trị, và họ nói nếu Arshavin có mặt ở đây, nó sẽ gây áp lực về mặt tiền bạc”.
Joe đề xuất thỏa hiệp: đưa Arshavin đến Paris. Chỗ ở và phòng họp được đặt tại một khách sạn ở sân bay Charles de Gaulle của thủ đô nước Pháp. Không ai biết anh ta ở đó, và điều đó giúp giới truyền thông Anh vô tình tạo ra một sự chệch hướng. Joe nhớ lại: “Sáng thứ Bảy, tôi đang xem Sky Sports lúc 9h30.
Đột nhiên, nó xuất hiện: ‘Tin độc quyền. Phóng viên của Sky tại Dubai, người có mặt để đưa tin về việc chuẩn bị cho Grand Prix, đang ở khách sạn của Zenit Saint Petersburg, tường thuật: ‘Tôi có thể nói rằng Zenit đang trên đường tới sân bay để về Saint Petersburg. Arshavin không có mặt với họ. Nguồn tin từ Zenit cho biết anh ấy đang trên đường đến Heathrow, và sẽ đến Anh chiều nay’. Chà, chúng tôi đã cười! Chính chúng tôi cũng không thể nghĩ ra nó!”.
Tuy nhiên, khi vào bàn đàm phán, mọi thứ tiến triển không mấy suôn sẻ.
Để giúp Arsenal thu hẹp yêu cầu về tài chính từ Zenit, có ý kiến cho rằng tiền đạo người Nga nên cân nhắc giảm lương. Arshavin mạnh mẽ, suy nghĩ cứng rắn, và không có xu hướng giảm mức lương cơ bản xuống dưới mức lương đang nhận. Anh biết rằng chi phí sinh hoạt của bản thân sẽ tăng lên ở London, và hiểu những khoản tiền thưởng kếch xù sẽ không có như ở Nga. Dennis giải thích: “Tại Zenit, nếu bạn có một mùa giải thành công, bạn có thể tăng gấp đôi mức lương. Arshavin thì phân bua với Phil Smith rằng anh ấy thực sự cần một chiếc ô tô để đi lại”.
Joe Lachter nhớ lại: “Luật sư phải thức cả đêm để đưa ra một thỏa thuận cho Arshavin, nhưng chúng tôi vẫn chưa đi đúng đường. Có rất nhiều tiếng la lối xảy ra về việc không đồng ý điều khoản, và với tư cách là một người không thực sự tham gia vào thời điểm đó.
Tôi hỏi Arshavin: ‘Này, cậu có phiền không nếu tôi nói điều này. Nghe đây, tôi chỉ biết cậu như bất cứ ai khác trong phòng này, trừ Dennis.
Nếu đó là tiền, chỉ thuần túy tiền thôi, thì cậu phải quay lại Zenit, vì nó sẽ không hiệu quả với cậu đâu. Nhưng nếu cậu muốn thử thách bản thân, nếu cậu muốn trở thành một Arshavin tầm cỡ thế giới, được biết đến trên toàn cầu, chơi tại Ngoại hạng Anh với đẳng cấp cao nhất, thì cậu phải chấp nhận thực hiện nó. Đây là cơ hội của cậu. Nếu nói ‘Không’ bây giờ, thì cậu nên biến luôn đi, về Nga mà sống tốt đẹp. Rồi cậu sẽ luôn có sự nghi ngờ, cậu tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng và tự nhủ ‘Điều gì sẽ xảy ra nếu…’, cậu sẽ tự nói rằng cậu muốn chơi ở Ngoại hạng Anh. Chà, phải trả giá cho điều đó chứ. Và đó là sự lựa chọn của cậu…'”.
“Và Andrey đứng phắt dậy khỏi bàn, nói ‘tôi sẽ đi xem quần vợt’, và bước ra khỏi phòng”.
Tuyết ngoài trời vẫn rơi tầm tã, một quyết định phải được đưa ra. Sau đó, Arshavin và nhóm đại diện của anh đáp máy bay sang Anh mà không cần thỏa thuận thêm về mức phí hay lương.
Họ đáp chuyến bay cuối cùng rời Paris trước khi các đường băng đóng cửa. Ít nhất, thời tiết xấu có nghĩa là khi họ đặt chân xuống Heathrow, không bị bắt gặp bởi phóng viên nào. Arshavin được “ém” tại khách sạn Village ở Elstree, ngay gần sân tập, và do chỉ còn một phòng trống, nên anh và Dennis Lachter phải ngủ chung giường đôi.
Sáng hôm sau, bí mật của họ bị bại lộ. Arshavin rời khách sạn chỉ một lúc để gọi điện cho vợ
Bị camera của truyền thông ghi lại. Joe Lachter nhắn cho anh ta ba từ: “Vào trong đi”. Nhưng khi ông nhập chúng qua Google Translate, tất cả đã quá muộn. Mọi người đều biết Arshavin đang ở Anh.
Điều này đặt Arsenal vào thế khó. Họ hiểu việc không ký hợp đồng với cầu thủ sẽ là một thảm họa về mặt truyền thông, đặc biệt là đối với một CEO mới vào nghề. Gazidis quen Dennis Lachter từ 1994, khi ông đi theo coi sóc các tuyển Nga, Bulgaria và Romania tại World Cup ở Mỹ. Dù Gazidis không phải là nhân tố chính trong các cuộc đàm phán, đến ngày cuối cùng, tân CEO Arsenal cũng bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chơi.
Vào giờ phán quyết, Arshavin và đội ngũ làm việc đến văn phòng Highbury House của CLB
Dennis Lachter nhớ lại: “Tầm 6h sáng, Phil Smith đến cùng Joe trên con Maserati màu xanh lục của anh ấy để đón Andrey và tôi. Cứ sau 100 mét, chiếc xe mới vút lên được. Chúng tôi đã cố gắng bắt một chiếc taxi. Không đời nào! Tuyết rơi khắp nơi và không có taxi trong khu phố chết tiệt này!”.
Cuối cùng thì họ cũng đến được N5, nơi Arshavin bắt buộc phải có mặt khi đến London, đi cùng với trưởng bộ phận tuyển trạch Steve Rowley, để kiểm tra sức khỏe. “Wenger nói với tôi: ‘Chúng ta phải chắc chắn một triệu phần trăm rằng cậu ấy có sức khỏe tốt, và vì vậy, bây giờ Arshavin sẽ được kiểm tra y tế như phi hành gia Nga Yuri Gagarin”, Dennis thuật lại. “Phải mất bốn hoặc năm giờ đồng hồ cho thứ thủ tục y tế chết tiệt này. Đó là lần khám dài nhất cho một thân chủ trong sự nghiệp của tôi”.
Arshavin vượt qua cuộc kiểm tra y tế, nhưng vẫn chưa có thỏa thuận nào. “Một số thời điểm, tôi nghĩ chúng tôi đã lạc lối”, Dennis thở dài. “Đó là ba tiếng trước khi thị trường đóng cửa. Điều khoản cá nhân của cầu thủ không được thực hiện, thỏa thuận giữa hai CLB chưa được hoàn thành. Vì vậy, chúng tôi chưa biết đi đâu về đâu cả”.
Phil Smith nhớ lại: “Có một khoảnh khắc thực sự cho thấy Andrey cảm thấy khó khăn như thế nào
Chúng tôi chẳng đi đâu cả. Căn phòng chúng tôi ở tại Emirates chẳng khác gì phòng giam. Anh ấy bật khỏi tường có đệm. Đó chỉ là một trò giỡn, nhưng thật sự là không khí rất ngột ngạt. Đây là giấc mơ của anh ấy”.
Cần phải có thứ gì đó đột biến để phá vỡ thế bế tắc, và rồi một nhân vật quan trọng trong quá khứ của Arsenal đã góp phần vào điều đó.
Vào một tuần trước khi hết thời hạn, Jon Smith gọi cho David Dein. Dù không còn là thành viên của hội đồng quản trị, Dein cho biết ông sẽ nói chuyện với cổ đông lớn của Arsenal – tỷ phú người Uzbekistan Alisher Usmanov, để xem liệu quan hệ với những người Nga của ông ta có thể giúp cải thiện các thỏa thuận không.
Dennis nói: “Đó là một ngày điên rồ. Tôi đã nói chuyện với Dyukov – chủ tịch của Zenit – ở một đầu dây điện thoại, Mitrofanov – CEO Zenit – trên một chiếc khác. Sau đó, thư ký của Usmanov gọi, bảo ông ấy muốn nói chuyện”.
“Usmanov nói: ‘Dennis, anh có chắc Arshavin muốn chơi cho Arsenal không?’. Tôi trả lời chắc chắn, rồi tiếp: “Arshavin đang ở đây, ông có muốn nói chuyện với cậu ta không?”. Ông ấy từ chối: ‘Không, không. Đó chỉ là chuyện giữa chúng ta thôi nhé. Chắc chắn đấy. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì cậu ấy, nhưng tôi phải được đảm bảo rằng cậu ta muốn chơi bóng cho chúng tôi”.
“Anh có thể đảm bảo Arshavin sẽ thành công ở Arsenal không?’, ‘Nghe này, tôi không bao giờ có thể đảm bảo điều đó, tôi sẽ không bao giờ biết chắc’. Rồi Usmanov nhấn mạnh: ‘Câu trả lời tệ quá!’, nhưng cuối cùng vẫn là lời khẳng định: ‘Được rồi, tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng cậu ấy sẽ trở thành một thành viên Arsenal hôm nay”.
Dennis ngờ rằng mối quan hệ của Usmanov với Alexey Miller – CEO Gazprom – đã giúp bôi trơn những mắt xích trong bánh xe của vụ chuyển nhượng.
Arshavin cũng có những sự hy sinh đáng kể. “Zenit vẫn nợ Andrey rất nhiều tiền, khoảng 2,5 triệu euro cho các khoản thưởng khác nhau. Cậu ấy đã chuẩn bị để lại số tiền này cho CLB, nhằm đẩy nhanh vụ chuyển nhượng diễn ra. Nó rất hữu ích”, Dennis Lachter kể.
Hội đồng quản trị của Arsenal cuối cùng đã đưa ra lời đề nghị trị giá 15 triệu bảng, nhưng nó vẫn không đủ để thỏa mãn Zenit. Có một vấn đề còn tồn tại, họ yêu cầu ngôi sao người Nga trả lại khoản phí nhận được trong lần anh gia hạn hợp đồng gần nhất với CLB. Tổng số tiền liên quan là 2 triệu bảng. Cuối cùng, Gazidis đã ủy quyền cho Arsenal thay mặt Arshavin trả khoản này, cộng trực tiếp vào phí chuyển nhượng.
Những khúc mắc đã được tháo gỡ, nhưng vẫn còn thời gian để những khúc mắc khác nảy sinh
Lý do hiện nay vẫn gây tranh cãi: một số viện dẫn máy fax bị hỏng, số khác cho rằng một bản fax quan trọng từ Zenit đã được gửi đến nhầm số. Dennis tin rằng có thể đã có sự luyến tiếc đôi chút đến từ phía Zenit, nhưng nếu có thì mọi chuyện cũng đã quá muộn.
Vẫn còn một sự hồi hợp chờ đợi thỏa thuận được chính quyền hai nước Anh và Nga phê chuẩn. Arshavin đã phải cố che giấu tâm trạng và mối quan tâm của anh vào buổi tối hạn chót, khi anh xuất hiện từ văn phòng của Arsenal. Anh hỏi những người đã trải qua cả ngày như này cùng nhau xem anh nên nói điều gì với những người hâm mộ đang ngóng chờ, và phóng viên Bryan Swanson của đài Sky.
Joe Lachter khẳng định: “Đó là điều hiển nhiên. Chúng tôi chỉ gợi ý, ‘Đơn giản cần nói với họ rằng cậu là một Pháo Thủ'”.
Đó là một thời gian tưởng chừng vô tận, trước khi thỏa thuận được thông qua. Dennis Lachter nhớ lại: “Tôi nhớ lúc đó là bảy giờ sáng. Ken Friar gọi cho tôi: ‘Đưa chàng trai của anh đến văn phòng của tôi ngay nhé’. Arshavin thì như đứa trẻ có được món đồ chơi mới cứng, cậu ấy thật sự rất xúc động. Chúng tôi không biết liệu mọi thứ có ổn không”.
Arshavin đã ký tên lên một số áo cho những người đã chung tay giúp đỡ anh thực hiện niềm ao ước. Anh biết ơn tất cả họ. Tuy nhiên, anh cũng vẫn không quên sự ngưỡng mộ cá nhân với chiếc Maserati đó. Dòng chữ trên chiếc áo anh ký cho Phil Smith đơn giản là: “Chiếc xe chết tiệt của tôi đâu rồi?”.
Sự tan rã
Sự phấn khích tột độ và tình thân thắm thiết của ngày cuối không kéo dài lâu. Theo thời gian, nhóm người thực hiện thỏa thuận này đi theo những con đường riêng.
Mối quan hệ của Arshavin và Dennis Lachter kết thúc không mấy tốt đẹp trong những lời buộc tội đầy gay gắt. Ngôi sao người Nga cáu vì một câu nói xuất hiện trên báo chí Nga bắt nguồn từ người đại diện thân cận, cho rằng những ngôi sao của Arsenal – Robin van Persie và Cesc Fabregas – nên cảm thấy “ghen tị” với ngôi sao mới.
Đến giờ, Dennis vẫn quả quyết ông chưa bao giờ trả lời phỏng vấn như thế, nhưng nó vẫn gây phương hại đáng kể cho mối quan hệ này.
Một thời gian sau, Dennis Lachter được cảnh báo trong một bài viết trên tờ Russian Sport Express. Bài viết được xuất bản chỉ vài tháng sau khi Arshavin chuyển đến Anh, cầu thủ này tiết lộ rằng anh đã “gửi một lá thư chính thức cho Dennis Lachter, trong đó nói rằng tôi không muốn ông ta tiếp tục đại diện cho tôi nữa và tôi sẽ tự lo liệu. Điều này hoàn toàn không liên quan đến hợp đồng giữa Arsenal và tôi… Tôi đang gặp vấn đề với cách hoạt động và Dennis, người mới có một cậu con trai mới sinh, sống ở Israel và không thể luôn ở bên cạnh tôi. Vì vậy sẽ là dễ dàng hơn để tự tôi giải quyết những vấn đề của chính mình”.
Dennis đã thừa nhận với The Athletic rằng ông cảm thấy đau khổ, tổn thương và cảm giác bị phản bội, bởi mối quan hệ tan rã như thế nào. Về phần anh, Arshavin chỉ đơn giản cảm thấy phải chăm lo cho lợi ích nghề nghiệp của bản thân.
Phil và Jon Smith đã chung sức với Arshavin trong việc gia hạn hợp đồng tại Arsenal, trước khi chia tay cầu thủ này.
Cảnh hậu kỳ gây tò mò cho câu chuyện hoành tráng này là có một người vẫn thường xuyên liên lạc với Arshavin. Đó là Joe Lachter – người đàn ông hoạt động trong ngành công nghiệp giày. Joe giúp Arshavin quản lý cuộc sống gia đình ở Anh, và hai người sau đó đã tận hưởng những chuyến đi khắp nơi từ Southend đến Saint Petersburg.
Phil Smith cho biết anh đã nhận được cuộc gọi từ đạo diễn phim Ritchie, ngay sau khi thương vụ hoàn tất, về khả năng phát triển câu chuyện thành phim. Nhưng nó đã không xảy ra.
Tất nhiên, nếu đây là một bộ phim, nó sẽ có kết thúc có hậu: Arshavin thành công rực rỡ ở London, và những người anh em nhà Lachter được đoàn tụ. Đó là một chuỗi domino đã đổ. Nếu cái trước không xảy ra, cái sau sẽ không bao giờ đến. Trong cả hai kịch bản, điều đó trở nên phức tạp và khó khăn, như lẽ tất yếu của cuộc sống vẫn thường như thế.
Rốt cuộc, đó không phải là một bộ phim.