Phương pháp chăm sóc gà khỏe mạnh và chiến tốt là băn khoăn chung của các chủ trang trại. Vậy cần quá trình chăm sóc ra sao để đúng kỹ thuật? Bài viết này, Giaotong.com sẽ giải đáp toàn diện nhất cho bạn.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC GÀ
BỔ SUNG DINH DƯỠNG
- Việc bổ sung dinh dưỡng cho gà đá là một việc rất quan trọng.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của gà.
Đối với kỹ thuật nuôi gà đá bằng việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết thì tuyệt đối không nên bổ sung bằng các loại cám dinh dưỡng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ thừa và làm giảm khả năng di chuyển của gà.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
- Tinh bột: gồm thóc lúa phơi khô hoặc ngô, đậu tương ăn 2 cữ/ngày đến khi no thì dừng lại
- Đạm: ăn 1 cữ/ngày, có thể cho ăn khoảng 30 con sâu hoặc 15 con dế hoặc 60g thịt bò
- Rau xanh: ăn 1 cữ/1 ngày vừa đủ, bao gồm các loại rau như xà lách, giá đỗ, rau muống,..
- Vitamin B1 + B2: 100 mg/ngày
- Vitamin A + E + D3 cho ăn cách 1 ngày 1 viên
TẬP LUYỆN HỢP LÍ
- Phương pháp tập luyện cho gà, để gà giảm mỡ và phương pháp vần gà lấy hơi là cách loại bỏ những chất mỡ thừa trong cơ thể.
- Giúp cho các cơ của chúng được săn chắc hơn, có sức chịu đựng dẻo dai hơn.
- Có thể giảm mỡ cho gà bằng cách cho chúng chạy bộ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần sẽ duy trì từ 10 đến 15 phút.
- Hoặc có thể thả lang mỗi ngày 3 lần tầm 15 đến 20 phút.
- Vần gà lấy hơi là cách bạn cho 2 chú gà đá đã được bịt mỏ và cựa rồi thả vào sân để chúng đá với nhau.
- Vần gà bằng chế độ luyện tập thường xuyên mỗi ngày khi các chiến kế đã đủ tuổi bước vào thi đấu.
Vần gà có 3 hình thức chính sau đây:
- Gà vần với gà: 2 chú gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ “quần thảo” với nhau. Đây gọi là vần đòn hay vần hơi.
- Gà vần tập với người: hình thức này còn gọi là tập bộ, trong đó có hình thực tập “quay thóc”.
- 2 gà chạy lồng: hình thức này cần có người theo dõi đếm vòng.
Công thức chăm sóc gà
- Vần 1 hồ đòn kỳ 1 (từ 15 đến 20 phút) số ngày nghỉ sẽ là 8 ngày, Vần 1 hồ hơi (từ 30 đến 40 phút) thì nghỉ 7 ngày.
- Vần 2 hồ đòn kỳ 2 (từ 17 đến 25 phút) số ngày nghỉ sẽ là 14-20 ngày, Vần 2 hồ hơi ( từ 30 đến 40 phút) thì nghỉ 10 ngày.
- Vần 3 hoặc 4 hồ đòn kỳ 3 (từ 17 đến 25 phút) thì nghỉ là 21-28 ngày bắn chân 5 phút, 3 ngày sau vần 4 hồ hơi (từ 30 đến 40 phút) thì nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút, 4 ngày sau bắn chân 10 phút nghỉ 7 ngày thì mới cho ra trường đấu.
Trong chăm sóc gà đá có lực thì “quần sương – dãi nắng” là hình thức rèn khổ luyện cho gà:
- Gà sẽ phải chinh chiến trong mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lanh.
- Ngay cả khi sương xuống dày kín vào mùa đông thì gà vẫn phải tập đều
- Trong những ngày nắng nóng, gà phải được phơi nắng hàng ngày thì khi đá mới có lực và dẻo dai.
Cách phơi nắng:
- buổi trưa khi có nắng bạn phải phơi gà trên nền cỏ mát hoặc đất ẩm (nếu là nền xi măng thì bạn phải trải bao tải dày và ẩm nước).
Thời gian phơi nắng:
- 1 giờ nắng/ngày, đảm bảo trong lồng phơi phải có cóng nước.
Lưu ý: nếu thời gian nắng nóng từ 34 đến 35 độ C trở lên thì bạn phải cho gà uống 1 nhát SÂM khi phơi nắng.
OM BÓP HIỆU QUẢ
Om chườm gà chọi là công việc không thể thiếu trong cách nuôi gà đá có lực. Việc làm này sẽ giúp gà săn chắc, tăng sức chịu bền và có khả năng ra đòn nặng hơn so với gà không được om.
Những công việc cần làm hàng ngày trong cách nuôi gà đá có lực:
- sáng vào nghệ
- trưa phun nước chè ra nghệ lần 1
- chiều phun nước chè ra nghệ lần 2
- trước bữa ăn chiều tiến hành om nóng ra nghệ lần thứ 3
- tiếp đó tắm xoa khô và mắc màn cho gà ngủ.
Có thể om bóp gà bằng cách sử dụng nghệ ngâm với rượu hoặc 1 số loại thuốc đặc biệt dành riêng cho gà đá.
Thao tác om:
- Thời gian mỗi lần om nóng sẽ dao động 10-15 phút
- Nồi om đun sôi, bắc ra ngoài rồi tiến hành om chườm theo thao tác.
- Một số bộ phận dễ dính đòn nên om bóp như mặt, đầu, cổ, lưng, cánh, vai, ngực, hốc nách,..
Lưu ý
Nuôi gà đá không đơn thuần chỉ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giúp cho chúng có được thể lực tốt. Điều đặc biệt quan trọng hơn là bạn cần phải chú ý đến những điều sau:
Chuồng nuôi gà luôn đảm bảo vệ sinh
Chỗ ở và chuồng nuôi gà phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để đảm bảo cho gà đá có 1 sức khỏe và thể lực tốt nhất. Nên khử trùng chuồng 3 – 4 tuần / lần để tránh phát sinh những nguồn bệnh lây nhiễm.
- Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch
- Bệnh dịch là vấn đề đầu tiên khiến cho sức khỏe của gà bị giảm sút.
- Do đó việc tiêm vắc xin đúng lịch, tẩy giun theo định kỳ phải được thực hiện đầy đủ ngay từ những ngày đầu tiên.
- Hạn chế vần gà khi không đảm bảo sức khỏe
- Việc bắt ép gà luyện tập khi tình trạng sức khỏe không được đảm bảo sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút trầm trọng.
- Lúc này, cần có 1 chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để gà mau chóng phục hồi và lấy lại sức khỏe.