Giống gà lôi có nguồn gốc từ châu Mỹ và mới được du nhập về nước ta trong một vài năm trở lại đây. Với đặc tính dễ chăm sóc, dễ phát triển và chất lượng thịt đặc biệt ngon.
Đặc điểm của giống gà lôi
Gà lôi có bộ lông tương đối dày, màu xám đen hoặc xám trắng. Một số hiếm màu trắng. Thông thường gà trống sẽ có lông đẹp với nhiều màu hơn. Mào và tích con trống dài và thọng xuống dưới. Gà có khối lượng tương đối lớn. Con trống trưởng thành cân nặng từ 5kg đến 6kg, đối với con mái là từ 3kg đến 4kg.
Những năm gần đây giống gà này ngày càng được nhiều hộ nông dân lựa chọn nuôi với quy mô lớn. Bởi cách chăn nuôi đơn giản mà giá trị kinh tế lại cao. Vậy đặc điểm của gà là gì? Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh ra sao?
Thịt của gà rất ngon, săn chắc với hàm lượng mỡ ít chỉ dưới 0,5% và thành phần Protein chiếm đến 22%. Bởi vậy mà được nhiều người ưa chuộng và có giá rất cao trên thị trường.
Bên cạnh cung cấp sản lượng thịt cao thì gà lôi cũng có khả năng sinh sản tốt. Con mái sẽ cho từ 10 đến 12 quả trứng trên một lứa. Khối lượng một quả từ 60 đến 65 gam. Mỗi năm gà có khoảng 7 chu kỳ đẻ trứng và đem lại từ 70 đến 80 quả. Gà ấp khoảng 28 đến 30 ngày thì trứng nở thành con với tỷ lệ khoảng 70%.
Các giống gà lôi
Gà lôi trắng Trung Bộ – sinh sống ở vùng rừng núi đá miền Nam Việt Nam
Gà lôi trắng Bel ở phía đông dãy Trường Sơn Việt Nam
Gà lôi trắng Berlioz – phia tây dãy Trường Sơn Việt Nam
Gà lôi trắng Lào – phia Bắc Việt Nam
Gà lôi trắng loài điển hình ở miền Bắc Việt Nam
Kỹ thuật chăn nuôi gà lôi
Thức ăn của gà lôi 1 đến 2 ngày tuổi là bắp nhuyễn vì lúc này hệ tiêu hoá của gà còn yếu. Hiện nay các loại thức ăn công nghiệp cũng được bán nhiều trên thị trường. Bạn nên chọn nơi mua uy tín và cân đối khối lượng thức ăn cho phù hợp. Đối với gà từ 1 tuần tuổi cho ăn từ 20-30g/con/ngày. Tuần thứ 2 là từ 42 – 50g/con/ngày. Tuần thứ 3 cho ăn 60 – 70g/con/ngày. Tuần thứ 4 trở đi là 80 – 100g/con/ngày. Cho gà ăn khoảng 4 đến 5 lần một ngày để đảm bảo thức ăn không bị ẩm, giảm dinh dưỡng.
Quá trình nuôi cần cung cấp đủ nguồn nước sạch cho gà uống. Có thể kết hợp thêm rau xanh hoặc các loại đồ tanh như ếch, nhái, giun…Cần lưu ý hàm lượng calo đối với gà choai và gà từ 9 đến 28 tuần tuổi là 2800 đến 2900Kcal/kg lương thực. Trong đó thành phần Protein chiếm 18 đến 20%.
Phòng bệnh cho gà
Gà lôi mặc dù thích nghi tốt với điều kiện thời tiết ở nước ta nhưng không vì vậy mà bạn lơ là việc phòng bệnh cho gà. Để gà phát triển tốt cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không để ẩm, trũng nước. Thay máng đựng thức ăn và nước cho gà hàng ngày. Mỗi lứa gà xuất chuồng xong thì cần vệ sinh sát khuẩn rồi mới đưa gà con mới về. Chất thải cần được xử lý thường xuyên để tránh bốc mùi gây hôi thối. Không gian xung quanh chuồng nuôi cần đảm bảo quang đãng, thoáng mát để tránh dịch bệnh và côn trùng. Tiêm vắc xin theo định kỳ để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho gà. Hiện nay bạn có thể lựa chọn theo quỳ trình như sau:
- Gà con từ 3 đến 5 ngày tuổi nhỏ vắc xin Newcastle chủng F vào mắt và mũi gà.
- Gà 7 ngày tuổi cho tiêm vắc xin phòng bệnh đậu gà.
- Khi được 8 đến 10 ngày tuổi tiêm vắc xin Gumboro.
- Giai đoạn 21 ngày tuổi trộn thuốc phòng bệnh Newcastle chủng Lasota trong lương thực để gà ăn.
- Từ 23 đến 25 ngày tuổi tiêm vắc xin Gumboro lần 2 cho gà.
- Gà được 30 đến 45 ngày thì tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng.
- Khi gà trên 60 ngày tuổi thì tiêm vắc xin Newcastle chủng M, khoảng 06 tháng sau thì tiêm nhắc lại.