Vào từng giai đoạn sinh trưởng gà luôn có một khoảng thời gian bước vào vụ thay lông. Khi đó lông trở nên xơ xác, gãy, rụng. Vấn đề cho gà ăn gì để lông mượt hay ra lông nhanh trở nên cần thiết cho những ai chơi gà đá hay gà cảnh.
Cho gà ăn gì để lông mượt?
Muốn biết được nên cho gà ăn gì để lông mượt, cứng. Thì phải nhận biết được thời điểm gà bắt đầu thay lông. Trong giai đoạn này cũng phải đòi hỏi cách chăm sóc. Chất dinh dưỡng vô cùng phức tạp ở mỗi thời điểm. Nếu giai đoạn này cách chăm sóc không tốt. Hay chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo thì lông mọc ra sẽ không được đều, mượt và không bền. Trong 4 tháng thay lông sẽ được chia thành 3 giai đoạn chăm sóc và khẩu phần ăn khác nhau.
Gà thay lông bao lâu? Thường thì gà thay lông không đá diễn ra từ từ 7-8 tuần. Nhưng để nó có thể hoàn tất thì có thể lên tới 12 tuần. Hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của từng con gà. Nhưng cách nuôi gà lông bóng mượt như thế nào? Thì cùng bắt đầu với việc cho gà ăn gì mau lớn, lông bóng mượt với 3 giai đoạn như sau.
Giai đoạn 1: Gà thay lông
Gà thay lông chính là rũ bỏ bộ lông cũ để thay bằng một bộ lông mới mượt hơn, đẹp hơn. Khoảng thời gian này thường bắt đầu khi bước sang đầu mùa thu. Quá trình thay lông thường diễn ra tuần tự từ phần đầu. Sau đó lan xuống cổ, lưng, ức, cánh và đuôi.
Trong giai đoạn này nên cho gà nghỉ để có đủ sức khỏe. Ngoài ra, nên thực hiện cách tắm cho gà chọi hàng ngày vào buổi trưa. Sau đó dùng khăn lau nhẹ cho ráo nước. Chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này cũng có sự thay đổi đôi chút.
- Lượng thóc, lúa giảm đi 1/3 so với bình thường
- Tăng cường lượng rau xanh (đặc biệt là giá đỗ)
Mục đích của chế độ ăn này là ép gà thay lông đôi chút. Tiếp theo đó là sử dụng cách kích thích gà ra lông bằng việc rút 3 lông ở đầu cánh. 2 cái ở bên cánh gà cùng với 2 lông đuôi chúa. Bởi lông này thường thay rất lâu nên phải rút đi. Đây là cách làm cho gà mau ra lông, đồng thời khi bắt đầu ra lông mới thì lông mọc đều và đẹp hơn. Sau khi quan sát thấy gà bạc hẳn và bước vào vụ thay lông thì bổ sung thêm cho khẩu phần ăn như sau:
- Bổ sung thêm mồi cho gà: thịt bò, lươn nhỏ, trứng cút lộn…
- Cho gà ăn thêm một số loại ngũ cốc khác như ngô, lạc…
Cứ 3 ngày thì bổ sung 1 lần cho mi gà cho đến khi thấy gà chọi ra lông thì thôi. Không nên cho ăn quá nhiều khiến cho gà tăng trọng lượng một cách chóng mặt không kiểm soát được.
Giai đoạn 2: Gà chọi ra lông
Giai đoạn quan trọng nhất để quyết định bộ lông mới của gà có đủ độ bóng, mượt. Và kích thước hoàn hảo như mong muốn. Do vậy, khi chuẩn bị ra lông thì cho gà ăn gì để lông mượt, chế độ ăn sẽ được thay đổi như thế nào?
- Khẩu phần ăn sẽ ít hơn 2/3 khẩu phần ăn của gà chiến bình thường
- Bổ sung thêm rau xanh và khoảng 3 viên lạc
- Dầu cá bổ sung 2 ngày 1 viên
- 1 tuần cho ăn thêm 1 quả trứng cút lộn và 1 miếng thịt nạc nhỏ
Ở giai đoạn này có một số sư kê sử dụng thuốc kích lông cho gà chọi để hỗ trợ cho cách nuôi gà mau ra lông như thông thường. Nhưng cần phải rất tỉ mỉ về liều lượng mỗi khi sử dụng. Vì vậy cách giúp gà tơ mau ra lông, cách nuôi gà chọi mau ra lông sau mỗi mùa thay lông theo cách tự nhiên vẫn được đánh giá cao hơn cả.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng như ở trên đi kèm với việc tắm cho gà khoảng 2, 3 lần một tuần. Không nên tắm thường xuyên cho gà vì lông mới ra sẽ dễ bị gãy nếu không cẩn thận.
Giai đoạn 3: Gà khô lông
Gà bắt đầu khô lông ở giai đoạn cuối cùng của quá trình thay lông thường tăng cân rất nhanh. Vì thế, một chế độ ăn hợp lý sẽ không khiến gà bị tăng cân một cách nhanh chóng mà mà lông vẫn đảm bảo mượt mà hơn so với vụ lông trước.
Trong giai đoạn này nên bỏ không cho gà ăn thịt nạc và 1 tuần chỉ nên tắm 1 lần do gà khá sợ nước. Tắm 1 lần/ tuần nhằm tăng độ ẩm trên cơ thể gà, kích thích gà ra lông. Mà lại còn đỡ cho lông gà bị xoăn, xấu hay xỉn màu. Nên tắm cho gà vào thời tiết hửng nắng để tắm xong, lau khô nhẹ thì cho gà ra phơi nắng nhẹ. Nếu tắm vào thời tiết không có nắng sẽ có khả năng dẫn đến việc gà bị mất gân, nhiễm lạnh. Và hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Lưu ý: Cách giúp gà mọc lông nhanh trong suốt quá trình thay lông là không nên để cho gà ăn linh tinh nhiều loại thức ăn với nhau. Bên cạnh đó, các loại mồi như thịt bò, trứng cút, lươn trạch nhỏ đều được nướng chín hoặc chần sơ. Không nên cho ăn sống vì sẽ làm cho gà bị khó tiêu ảnh hưởng đến cơ thể gà. Trong trường hợp gà bị khô lông, lông xơ xác mà không phải mùa gà thay lông thì rất có thể gà đang bị bệnh nên cần phải hết sức lưu ý.
Chia sẻ cách làm cho đuôi gà dài
Đuôi có tác dụng giữ thăng bằng đối với gà chọi mỗi khi bay nhảy mỗi khi tung đòn đá cao. Nhưng đối với gà tre thì nó vừa giúp giữa thăng bằng. Vừa tạo nên một vẻ đẹp kiêu sa, mỹ miều, tạo nên sự khác biệt đối với các giống gà khác. Đặc biệt đối với giống gà tre đẹp Tân Châu thì đuôi càng dài, càng bóng mượt. Thì lại càng có giá trị kinh tế rất lớn. Vậy cách nuôi gà Tân Châu để có bộ lông đẹp như thế nào
Kỹ thuật làm cho đuôi gà tre dài:
Dùng kéo bấm cắt hình vòng cung ở ngọn đuôi với chiều dài khoảng 20cm. Không nên cắt quá nhiều sẽ khiến hình đuôi xấu và lâu dài hơn.
Sau khi bấm đuôi vẫn phải thực hiện đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho gà mỗi tuần từ 2-3 lần bằng khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn cho gà tre sau bấm đuôi
- Gạo lức
- Cho gà ăn thịt bò
- Trứng cút lộn
- Lươn nướng
- Uống thêm B1, B12 và các vitamin khác
Bên cạnh đó, luôn đảm bảo được chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Chuồng cao ráo có chỗ cho gà đậu. Tránh ẩm thấp và gây bệnh cho gà cũng là một cách nuôi gà bóng mượt. Tuyệt đối không được để gà đói hoặc quá khát trong quá trình thay lông, nuôi lông dài.
Tùy từng vào giai đoạn thay lông của gà mà người chăn nuôi và đam mê gà đá cần phải biết cho gà ăn gì để lông mượt, bóng. Tạo nên một chiến kê có bộ lông hoàn hảo có giá trị kinh tế lớn. Bên cạnh đó những kiến thức giúp đuôi gà tre trở nên dài hơn cũng được chia sẻ trong nội dung phần trên thì mọi người cũng nên lưu ý. Không nên gây ra những tác động lớn, nhỏ trong suốt quá trình gà thay lông.